Tại Việt Nam, bên cạnh chứng khoán và ngoại hối, giao dịch phái sinh hàng hóa là một kênh đầu tư dễ tham gia, nhờ đặc tính linh hoạt và tự do trong giao dịch.
Nội dung bài viết
Vậy giao dịch phái sinh hàng hóa là gì?
Có thể hiểu đơn giản là giao dịch mua bán hàng hóa số lượng lớn trong tương lai với mức giá và thời hạn định sẵn. Những yếu tố quy định về khối lượng hàng hóa, mức giá, thời điểm đến hạn, cách đánh giá chất lượng… sẽ được quy định tại quy định của sở giao dịch hàng hóa phát sinh.
Hay nói đơn giản có thể hiểu giao dịch hàng hóa phái sinh là giao dịch (mua và bán) hợp đồng hàng hóa tương lai.
Hiện tại có rất nhiều mặt hàng được giao dịch đầu tư phái sinh như: các mặt hàng kim loại, nông sản (lúa, ngô, đậu tương, cà phê, tiêu…), dầu khí, gas…
Hàng hóa phái sinh là một loại công cụ tài chính xuất hiện khá sớm, nhưng chỉ thực sự diễn ra và phát triển mạnh mẽ vào nửa cuối của thế kỉ 20.
Những hình thức đầu tiên hình thành nên giao dịch này khá thô sơ, đến nay đã được cải biến và đưa lên sở giao dịch hàng hóa để đảm bảo tính thống nhất và ổn định.

Một số loại hợp đồng trong Phái sinh hàng hóa:
Hàng hóa phái sinh ra đời được thỏa thuận dưới hình thức hợp đồng có giá trị về pháp lý. Với mỗi loại hàng hóa có thỏa thuận khác nhau, người mua và người bán sẽ lựa chọn loại hợp đồng phù hợp.
Cụ thể là:
1.Hợp đồng tương lai (futures): là hợp đồng định trước mua bán sẽ tiến hành giao dịch trong một thời điểm nào đó ở tương lai.
2. Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts): là hợp đồng quy định giao dịch hàng hóa sẽ kết thúc trong một thời hạn định trước trong tương lai.
Vd: ở mặt hàng cà phê có các hạn kỳ tháng 3,5,7,9,11,1.Hợp đồng quyền chọn (options): là hợp đồng mà người mua có quyền lựa chọn mua trước bán sau hoặc bán trước mua sau.
3. Nhờ sự đa dạng trong các loại hợp đồng mà nông dân hay nhà đầu tư có một công cụ hiệu quả để bảo vệ rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận.
Lợi ích mà đầu tư phái sinh mang lại:
Lợi ích của người mua:
Hàng hóa phát sinh ra đời nhằm mục đích giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận thông qua sự chênh lệch giá hàng hóa.
Vd: lúc mua hai bên thỏa thuận chốt mức giá A, nhưng đến thời điểm bán giá thị trường đã nâng lên mức giá A’, vậy nhà đâu tư sẽ có lợi nhuận từ khoản chênh lệch giá.
Hàng hóa phái sinh cũng là công cụ giúp cho các doanh nghiệp mua bán hàng hóa có thể cân bằng đối ứng trạng thái mua một số lượng lớn hàng hóa bằng 1 lệnh bán tương ứng lại để yên tâm mua bán trao đổi hàng hóa mà không bị ảnh hưởng bởi giá cả thị trường lên xuống nhằm giảm tránh rủi ro.
Lợi ích của người bán:
Nếu giá biến động đi xuống thì người nông dân vẫn có thể yên tâm với mức lợi nhuận được định trước. Không phải bận tâm về hiện trạng được mùa mất giá hoặc được giá thì mất mùa.
Hàng hóa phái sinh giúp người nông dân chủ động được mức giá bán cao và định mức lợi nhuận sẽ có được trong tương lai.
Với giao dịch bán trước sản phẩm mình đang sản xuất trong thời gian giao hàng được định trước trong tương lai, người bán có thể yên tâm sản xuất hàng hóa.

Tại sao các nhà đầu tư – đầu tư vào hàng hóa phái sinh:
- Lợi nhuận từ sự chênh lệch giá, mua bán hai chiều, chỉ cần vốn đầu tư thấp.
- Hạn chế rủi ro thua lỗ, chặn lỗ dễ dàng
- Mua bán trong phiên, không phải trả phí vay
- Được bộ công thương cấp phép
- Sử dụng phần mềm giao dịch trực tiếp của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam giao dịch trực tiếp với Sở Giao Dịch Hàng Hóa Quốc Tế.
Tính minh bạch – rõ ràng và an toàn tuyệt đối cho nhà
Bài viết liên quan:
Ưu điểm của giao dịch phái sinh hàng hóa
Kinh nghiệm đầu tư phái sinh hàng hóa
Phân biệt phái sinh hàng hóa và chứng khoán